Liên kết website
Sơn La
Đối tác dịch vụ
Tin tức - Tin tức chung

Những điểm mới của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử


Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử sẽ góp phần ổn định hoạt động mua bán trên mạng vốn đang có dấu hiệu bất ổn. Để tìm hiểu thêm về Nghị định này, PC World Việt Nam đã trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Tổng thư ký-Trưởng đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM)

 

Ông có thể cho biết về những điểm mới của Nghị định 52/2013/NĐ-CP?
Điểm nối bật của Nghị định 52 là chi tiết hơn và cập nhật một số hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Có thể kể đến một số hoạt động mới diễn ra vừa qua như kinh doanh đa cấp online của muaban24, nhommua (group-on), …

Nghị định nêu rõ các trường hợp huy động tài chính thông qua TMĐT, mua bán đa cấp online… sẽ không được cấp phép hoạt động. Ngoài ra, còn có một số quy định khác về các hành vi không được phép trong lĩnh vực TMĐT.

Các đơn vị thực hiện việc cấp nhãn tín nhiệm như Verisign, Safeweb… cho các website TMĐT sẽ phải đăng ký với Cục TMĐT và CNTT. Đây là các doanh nghiệp cung cấp nhãn tín nhiệm cho các website TMĐT và có điều kiện chứng thực cho các website.

Việc quản lý theo kiểu mới sẽ ảnh hưởng đến thương nhân như thế nào?
Khác với trước kia, các hoạt động trong lĩnh vực TMĐT sẽ phải thông báo hoặc đăng ký cho Cục TMĐT và CNTT. Ngoài việc quản lý tốt hơn còn hỗ trợ rất nhiều cho công tác thống kê được chính xác hơn, thương nhân và cả người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn.

Website TMĐT bán hàng và dịch vụ TMĐT được xác định rõ ràng trong nghị định mới. Các website mở sàn cung cấp gian hàng kinh doanh trên mạng, website khuyến mãi, hoạt động đấu giá… sẽ phải đăng ký. Còn những website bán hàng sẽ phải thông báo cho đơn vị quản lý biết mình đang bán cái gì – định danh người bán…

Việc đăng ký hoặc thông báo đều diễn ra trên cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT online.gov.vn. Đối với cá nhân nếu chỉ rao bán/đặt gian hàng trên các website sẽ không cần đăng ký/thông báo.

Ông có thể cho biết về công cụ khiếu nại trực tiếp trên cổng Online.gov.vn?
Lần đầu tiên, có một nơi cho phép người tiêu dùng “báo xấu” trên mạng (www.online.gov.vn). Đây là một trang web công khai, minh bạch (Cục TMĐT và CNTT quản lý) các trường hợp lừa đảo của các website TMĐT. Tuy nhiên, người “báo xấu” sẽ phải đăng ký với tên thật của mình, cung cấp bằng chứng xác thực của các website lừa đảo…

Trước đây, các trường hợp lừa đảo trong lĩnh vực TMĐT chủ yếu dừng lại ở mức độ hoà giải giữa người mua – bán. Hiệp hội TMĐT cũng đã nhiều lần tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng và phải đứng ra làm trung gian hoà giải. Với danh sách “báo xấu” nghiêm túc này sẽ góp phần bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ người tiêu dùng…

Sau khi các tổ chức/cá nhân đã xử lý tốt với người “báo xấu” có thể thông báo, cung cấp thông tin chứng minh việc xử lý tốt với Cục TMĐT và CNTT để gỡ tên của website của mình khỏi danh sách “xấu” này.

Người tiêu dùng sẽ có lợi gì khi khiếu nại trực tuyến?
Nếu có khiếu nại cụ thể của người tiêu dùng, mọi việc sẽ được xử lý căn cứ theo hợp đồng do tổ chức/cá nhân đăng ký với Cục TMĐT và CNTT. Lúc đó sẽ quy rõ trách nhiệm thuộc về đơn vị cung cấp sàn giao dịch (website TMĐT) hoặc cá nhân thuê gian hàng trên sàn giao dịch đó.

Các tổ chức/cá nhân cung cấp dịch vụ TMĐT sẽ phải đưa ra các quy định chặt chẽ nhằm xử lý tốt các trường hợp khiếu nại của người tiêu dùng. Đại diện nhà cung cấp dịch vụ TMĐT – gian hàng – người khiếu nại sẽ phải gặp nhau để giải quyết.

Lần đầu tiên, nghị định và thông tư hướng dẫn cùng có giá trị pháp lý trong một ngày. Đó cũng là quyết tâm của Cục TMĐT và CNTT muốn nhanh chóng đưa những văn bản pháp quy vào hoạt động kinh doanh TMĐT luôn được xem là lĩnh vực có sự thay đổi nhanh chóng nhất. Tôi khẳng định, nghị định mới này chỉ hỗ trợ và tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh hơn, tốt hơn cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Tải về: 601a4079-3841-4037-a8a7-7dea451df403.pdf

Thảo luận

Các tin liên quan

Các tin mới